Chuyển đến nội dung chính

Giới thiệu

Luật sư TS. Phạm Hoài Huấn 

Giám đốc Học Viện Pháp Luật Thực Hành, một đơn vị cung cấp các khoá đào tạo thực chiến dành cho Luật sư Thương mại và Pháp chế.

Hơn 15 năm kinh nghiệm tư vấn cho các Khách hàng Quốc tế và Trong nước trong lĩnh vực Quản trị Công ty, Pháp luật Hợp đồng và M&A tại hãng luật được công nhận và xếp hạng bởi các tổ chức đánh giá quốc tế uy tín như Legal 500, IFLR, Chambers&Partners, AsiaLaw, Benchmark Litigation, In-House Community.

Blog là nơi thể hiện quan điểm của Luật sư TS. Phạm Hoài Huấn về các vấn đề kinh tế - xã hội dưới lăng kính pháp lý. Blog cũng là nơi Tiến sỹ cung cấp các tài liệu, gợi ý, hướng dẫn cho các bạn đang bước những bước đầu tiên đến với con đường hành nghề luật chuyên nghiệp. 

Xin bạn lưu ý giúp, các đánh giá và/hoặc bình luận luôn gắn liền với các bối cảnh và/hoặc điều kiện cụ thể. Không nên sử dụng các đánh giá và/hoặc hướng dẫn này thay thế cho tư vấn pháp lý của Luật sư cho vấn đề pháp lý của bạn.

Hi vọng các bạn sẽ tìm thấy những điều thú vị.

Liên hệ

E:  phamhoaihuan@gmail.com

M: 0931 538 999

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vai trò của Quản trị trong vụ khủng hoảng tại Lộc Trời

  Chủ tịch Hội đồng quản trị của Lộc Trời trong cuộc phỏng vấn truyền thông gần đây đã bày tỏ rằng  Lộc Trời đã sai lầm trong việc chọn người dẫn dắt và điều hành. Công ty đã ở trong một trận đánh mà có nội gián vào sâu bên mình nhưng mình lại giao quyền điều hành cho người đó. Người đó có thể coi như đã dẫn công ty vào một cái bẫy và chúng ta bị địch phục kích ở đó. Kịch bản được đưa ra vô cùng tinh vi. [Nguồn: Nhipsongthitruong ngày 08/10/2024]

Bộ Nguyên tắc Hợp Đồng Thương mại Quốc tế

Principles Of international commercial contracts (PICC) của International Institute for the Unification of Private Law (UNIDROIT) xứng đáng là cuốn sách gối đầu giường, dù là người đã hành nghề nhiều năm trong lĩnh vực Hợp đồng hay đang bước đầu tìm hiểu lĩnh vực Pháp Luật Hợp Đồng thì cuốn này vẫn phù hợp với bạn.

Quyền Tổng Giám đốc: Anh là ai?

  Sáng nay đọc bài của Luật sư Trương Thanh Đức về việc một doanh nghiệp bổ nhiệm Quyền Tổng Giám đốc, trong bối cảnh Tổng Giám đốc của của doanh nghiệp này vẫn chưa từ nhiệm [hoặc có bất kì một cơ sở nào theo Luật Doanh nghiệp về việc tư cách Tổng Giám đốc đương nhiên bị chấm dứt]. Tôi tôn trọng quan điểm của Luật sư Trương Thanh Đức, nhưng cách tiếp cận của tôi khác anh .