Chuyển đến nội dung chính

Quyền Tổng Giám đốc: Anh là ai?


 Sáng nay đọc bài của Luật sư Trương Thanh Đức về việc một doanh nghiệp bổ nhiệm Quyền Tổng Giám đốc, trong bối cảnh Tổng Giám đốc của của doanh nghiệp này vẫn chưa từ nhiệm [hoặc có bất kì một cơ sở nào theo Luật Doanh nghiệp về việc tư cách Tổng Giám đốc đương nhiên bị chấm dứt]. Tôi tôn trọng quan điểm của Luật sư Trương Thanh Đức, nhưng cách tiếp cận của tôi khác anh.

BỐI CẢNH

-             Phó Tổng Giám đốc của một doanh nghiệp được bổ nhiệm cương vị Quyền Tổng Giám đốc.  Đồng thời ông Tổng Giám đốc của doanh nghiệp vẫn chưa từ nhiệm.

Các câu hỏi đặt ra là: (i) Vị trí pháp lý của Quyền Tổng Giám đốc là gì;  và Việc tồn tại đồng thời chức danh Tổng Giám đốc và Quyền Tổng Giám đốc có trái luật hay không.

 

BÌNH LUẬN

Luật Doanh nghiệp không qui định về chức danh Quyền Tổng giám đốc. Nên có thể đâu đó trong chính quyền, trong các đơn vị sự nghiệp…đang rất phổ biến tình trạng QUYỀN CHỦ TỊCH, QUYỀN HIỆU TRƯỞNG… hoặc PHÓ PHỤ TRÁCH vân vân và mây mây không có nghĩa chúng ta có quyền hiểu Quyền Tổng Giám đốc của một doanh nghiệp là chức danh chỉ phát sinh khi Tổng Giám đốc bị mất chức và vì một lý do nào đó chưa thể bổ nhiệm được chúc danh Tổng Giám đốc mới. Không, hoàn toàn không có qui định nào trong Luật Doanh nghiệp nói như vậy cả!


Cho nên nhìn từ khía cạnh pháp lý, về bản chất ông Quyền Tổng Giám đốc của doanh nghiệp trên chỉ là người được Tổng Giám đốc uỷ quyền. Chuyện sẽ không có vấn đề gì nếu cứ ghi “Tổng Giám đốc uỷ quyền cho Phó Tổng Giám đốc các quyền sau đây…”. Nhưng khi làm cái việc “bình thường” ấy, doanh nghiệp sẽ đối diện với một vấn đề về truyền thông: tại sao phải uỷ quyền như vậy, ông Minh đang bị cái gì, thông tin trong mấy bài báo bị gỡ vội sau 30 phút công bố đúng hay sai….


Tôi cho rằng việc định danh ông Phó Tổng Giám đốc là Quyền Tổng Giám đốc đơn thuần chỉ là một trò chơi chữ. Nhưng cái giá của trò chơi chữ này đó là đội ngũ pháp lý của doanh nghiệp kia phải trả lời cho các vấn đề pháp lý sau đây:

Một: Quyền Tổng Giám đốc có phải là một chức danh quản lý hay không? Theo qui định tại khoản 24 Điều 4 LDN thì người quản lý tại VNG sẽ bao gồm các Thành vuên HĐQT, Tổng Giám đốc và các chức danh quản lý khác được qui định trong Điều lệ. Tôi cho đâu là câu hỏi dễ!

 

Hai: Theo thông tin từ truyền thông, [có vẻ] ông Phó Tổng Giám đốc sẽ là người tạm thời giữ mọi quyền của Tổng Giám đốc. Về mặt quản trị, Luật Doanh nghiệp chỉ qui định vấn đề Quản trị (Corporate govermance, tức là quan hệ từ Đại hội đồng cổ đông đến Tổng Giám đốc) không qui định mối quan hệ vận hành (Corporate management, tức là từ Tổng Giám đốc đổ xuống). Chi nên vận hành sẽ do các doanh nghiệp tự quyết trong Điều lệ, Qui chế quản trị nội bộ và các văn bản khác (nếu có). Nguyên lý chung khi thiết lập qui tắc vận hành đó là Tổng Giám đốc sẽ phân bổ quyền cho các chức danh bên dưới, ví dụ Phó Tổng 1 làm gì, Phó Tổng 2 làm gì…Những ông này sẽ báo cáo và chịu trách nhiệm trước  Tổng Giám đốc. Giờ doanh nghiệp tạo ra một lớp (layer) chèn ngang giữa ông Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc. Hệ luỵ đặt ra là nếu các Phó Tổng không hỗ trợ cho Quyền Tổng Giám đốc thì chuyện gì xảy ra? Tại sao lại đặt ta vấn đề này? Bởi một hệ thống các qui tắc quản trị, bao gồm Điều lệ, Qui chế quản trị nội bộ và các văn bản khác (nếu có), do các cơ quan Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc ban hành tự thân nó đã thiết lập các giới hạn, tao ra các quyền cho các chức danh quản lý. Nay bằng một văn bản uỷ quyền, Tổng Giám đốc đã vô hiệu hoá toàn bộ các văn bản trên, trong đó có những văn bản được ban hành hoặc thông qua bởi các cơ quan cao hơn Tổng Giám đốc, khi tạo ra một layer trong hệ thống vận hành. Chính điều này sẽ đặt ra thách thức về mặt giá trị pháp lý của việc uỷ quyền cũng như chuyện gì xảy ra nếu các Phó Tổng không support cho Quyền Tổng Giám đốc. Câu hỏi này không dễ trả lời.


Đấy, vấn đề của chuyện Bổ nhiệm Quyền Tổng Giám đốc là như thế. Còn chuyện tên gọi Quyền hay Phụ trách… theo tôi chỉ là tên gọi, luật không cấm và cũng chả phải là chuyện gì to tát về mặt pháp lý. Thích thì đặt tên thôi, miễn là giải quyết các vấn đề pháp lý ở trên là được.


Lưu ý: Phân tích này chỉ dựa vào nguyên tắc chung của Luật Doanh nghiệp, không tra cứu đến các qui định về quản trị nội bộ của Doanh nghiệp và các qui định khác.

Ý kiến của Luật sư Trương Thanh Đức: https://vietnambiz.vn/viec-bo-nhiem-quyen-tong-giam-doc-tai-vng-co-bat-thuong-20249131832365.htm


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hợp đồng M&A: Những thoả thuận tiêu chuẩn

  Giao dịch M&A thường được cấu trúc ở hai dạng là Mua Bán Cổ Phần hoặc Mua Bán Tài Sản. Có thể nói, Hợp đồng là linh hồn của một giao dịch. Phong cách của các hãng khác nhau cũng như kinh nghiệm của luật sư mà hợp đồng có thể khác nhau, nhưng thông lệ thị trường thì các hợp đồng [mua bán cổ phần] luôn có những thoả thuận, gọi nôm na là các “thoả thuận tiêu chuẩn”. Có nghĩa nó là những thoả thuận đóng vai trò không thể thiếu trong các deal M&A và gần như được mặc định mà Bắt-Buộc-Phải-Có trong Hợp đồng. Sau đây, xin lần lượt giới thiệu các điều khoản ấy .

Bộ Nguyên tắc Hợp Đồng Thương mại Quốc tế

Principles Of international commercial contracts (PICC) của International Institute for the Unification of Private Law (UNIDROIT) xứng đáng là cuốn sách gối đầu giường, dù là người đã hành nghề nhiều năm trong lĩnh vực Hợp đồng hay đang bước đầu tìm hiểu lĩnh vực Pháp Luật Hợp Đồng thì cuốn này vẫn phù hợp với bạn.

Du học: Khoản đầu tư lời hay lỗ?

Bố mẹ chi gần 9 tỷ đồng du học, cô gái 30 tuổi nhẩm tính làm 19 năm mới đủ “hồi vốn”: Nhiều du học sinh “vỡ mộng” khi về nước vì "lỗ to" bất ngờ. Đây là tựa một bài báo mà tôi đọc được sáng nay. Chắc cũng có kha khá bạn du học tự túc sẽ có cảm nhận tương tự. Nhân một ngày nắng đẹp, tôi nói chuyện Lời Lỗ Khi Du Học cho bạn nghe nhen. Cái gì thú vị thì nghe, không đồng ý cũng không sao, miễn đừng quạu...