Chuyển đến nội dung chính

Chuyện ngày khai trường: Ai trả học phí?

Sáng nay lên văn phòng, nghe mọi người bàn chuyện khai giảng của con, chuyện kẹt xe đầu năm học, dần đến chuyện chính sách giáo dục của quốc gia. Ôi thôi thì cãi nhau om sòm.

Rõ ràng, cho dù nhìn từ góc độ nào, việc học hành của con em vẫn là một chủ đề mà người ta dành nhiều sự quan tâm. Âu cũng là điều dễ hiểu. Tuy vậy cách phản ứng của mỗi người, tuỳ thuộc vào khuynh hướng sống, khả năng nhận thức và đặc biệt là thu nhập mà sẽ có sự khác nhau với nền giáo dục hiện nay. Những người kha khá thì bỏ phiếu bằng….chân, tháo chạy khỏi hệ thống giáo dục công lập, vào các trường tư với học phí cao ngất ngưỡng. Những người thu nhập kém hơn, chấp nhận trường công với những cách hành xử cũng khác nhau từ việc “lo” một trường công tốt tốt một chút, cho đến than phiền chuyện sách vở, lạm thu đầu năm.

--

Tôi không cho là bất kì người giáo viên công lập nào trong những ngày này cảm thấy tự hào trước những hổ lốn mà họ theo một cách trực tếp hoặc gián tiếp được gắn liền. Quan niệm về giáo dục của xã hội Việt Nam tràn đầy sự mâu thuẫn đến mức khó hiểu. Một mặt, đâu đó có những người nhân danh “chúng ta” phát ngôn rằng Việt Nam là một quốc gia có truyền thống tôn sư trọng đạo. Trong năm, có hẳn cả một ngày dành cho giáo viên là 20 tháng 11. Nhưng mặt khác, ngoài sự tôn vinh đầy hư ảo đó thì đời sống của giáo viên, những người được đào tạo bài bản thì lại bần hàn đến chua chát. Tôi vẫn nhớ như in những hình ảnh về một nhà giáo mà tôi được dạy qua nhiều cách khác nhau trong thời thơ bé: nghèo nhưng thanh cao và hi sinh vì học trò!

Có những thời kì, khi cả xã hội cùng nghèo khổ, việc so sánh là không có ý nghĩa. Nhưng sau bao nhiêu năm đổi mới, nhìn lại mức thu nhập và chi tiêu bình quân trong xã hội hiện nay, vấn đề lương bổng của giáo viên phải là vấn đề ưu tiên số một, nếu muốn bàn đến chuyện thay đổi về giáo dục phổ thông.

--

Nói ngắn gọn thế này, muốn có sản phẩm tốt thì phải tốn tiền. Ngon, bổ và rẻ ư, xin mời tìm trên ti vi. Vấn đề của Nhà nước là phân bổ khoản chi này cho ai? Nhà nước chi trả hay người dân phải tự chi trả. Cách lựa chọn của Việt Nam hiện nay đó là: Người dân gần như không phải chi trả, Nhà nước cũng trả ở một mức rất hạn chế. Nói trắng ra, không có ai chịu chi trả chi phí. Vậy thì hệ quả câu chuyện là gì? Một sản phẩm kém hiệu quả!

Nếu nhìn từ góc độ kinh tế, bản chất là Nhà nước đang can thiệp về giá theo hướng ấn định một mức rất thấp. Khi thị trường bị sai lệch, các bên sẽ có phản ứng để tìm lại điểm cân bằng. Phản ứng đó sẽ là:

- Nhóm đối tượng chấp nhận chi trả cao hơn để hưởng chất lượng tốt hơn, họ sẽ chi trả thêm cho phần chênh lệch bằng cách “CHẠY” trường, chạy thầy cô hoặc bỏ khu vực công để bước vào các trường tư.

- Giáo viên, với tư cách là người thụ hưởng, họ có khuynh hướng bắt thị trường phải chi trả thêm thông qua các hoạt động dạy thêm và kể cả các khoản phi chính thức khác.

Vậy là, nhìn vào cách thị trường giáo dục đang vận hành để thích ứng với việc đường cầu bị bóp méo thông qua việc Nhà nước ấn định mức trần, bạn hãy tự so sánh lợi ích của việc người dân chi trả thấp hơn cho học phí và phí tổn mà xã hội phải bỏ ra thông qua việc chọn học trường tư, phải học thêm và các khoản phi chính thức, cái nào nhiều hơn.

--

Hiếm có quốc gia nào mà thu nhập của giáo viên thuộc hàng top trong xã hội. Đã theo nghề giáo là phải xác định điều đó. Nhưng có một điều mang tính phổ quát ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến đó là giáo viên có một mức sống không nằm ở dưới mức trung bình của hã hội. Câu hỏi hay nhất mà các nhà làm chính sách nên khảo sát các giáo viên nên là “nếu bạn có con, bạn có khuyến khích con mình sau này trở thành nhà giáo hay không?”. Tôi nghĩ, kết quả sẽ rất thú vị đấy.


Nhận xét

  1. Em được biết là ngân sách nhà nước chi cho giáo dục quá thấp so với các nước cùng khu vực thầy ạ, ngay cả trong nội bộ nước mình thì đầu tư của nhà nước cho giáo dục cũng đứng sau Bộ công an, Bộ ANQP và Bộ y tế, vậy nên cá nhân em nghĩ chưa cần xét đến chất lượng giáo dục, bước đầu phải tăng ngân sách cho ngành và đảm bảo sử dụng chi phí hợp lý ạ.

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vai trò của Quản trị trong vụ khủng hoảng tại Lộc Trời

  Chủ tịch Hội đồng quản trị của Lộc Trời trong cuộc phỏng vấn truyền thông gần đây đã bày tỏ rằng  Lộc Trời đã sai lầm trong việc chọn người dẫn dắt và điều hành. Công ty đã ở trong một trận đánh mà có nội gián vào sâu bên mình nhưng mình lại giao quyền điều hành cho người đó. Người đó có thể coi như đã dẫn công ty vào một cái bẫy và chúng ta bị địch phục kích ở đó. Kịch bản được đưa ra vô cùng tinh vi. [Nguồn: Nhipsongthitruong ngày 08/10/2024]

Bộ Nguyên tắc Hợp Đồng Thương mại Quốc tế

Principles Of international commercial contracts (PICC) của International Institute for the Unification of Private Law (UNIDROIT) xứng đáng là cuốn sách gối đầu giường, dù là người đã hành nghề nhiều năm trong lĩnh vực Hợp đồng hay đang bước đầu tìm hiểu lĩnh vực Pháp Luật Hợp Đồng thì cuốn này vẫn phù hợp với bạn.

Du học: Khoản đầu tư lời hay lỗ?

Bố mẹ chi gần 9 tỷ đồng du học, cô gái 30 tuổi nhẩm tính làm 19 năm mới đủ “hồi vốn”: Nhiều du học sinh “vỡ mộng” khi về nước vì "lỗ to" bất ngờ. Đây là tựa một bài báo mà tôi đọc được sáng nay. Chắc cũng có kha khá bạn du học tự túc sẽ có cảm nhận tương tự. Nhân một ngày nắng đẹp, tôi nói chuyện Lời Lỗ Khi Du Học cho bạn nghe nhen. Cái gì thú vị thì nghe, không đồng ý cũng không sao, miễn đừng quạu...