Hôm rồi, Công ty mà tôi đang tư vấn
thường xuyên nhận được thông báo công ty sẽ tiếp đoàn kiểm tra định kì từ cơ
quan quản lý đầu tư. Để chuẩn bị cho việc này, tôi yêu cầu bạn nhân viên làm một
research nho nhỏ về các yêu cầu đối với biển hiệu công ty. Rất nhanh sau đó, tôi
nhận được kết quả từ bạn nhân viên trẻ. Bạn sử dụng khoản 4 điều 37 của Luật
Doanh nghiệp. Theo đó, “Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi
nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp
phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do
doanh nghiệp phát hành”.
Kết quả này là không tồi so với một ….sinh
viên năm thứ 3. Nhưng nếu nó là kết quả của một Nhân viên pháp chế thì lại chưa
đạt.
Sau đó tôi đã tự làm việc này. Nhân vậy
chia sẻ với các bạn trẻ cách làm theo một cách thành thật nhất.
CÁC CÂU HỎI PHẢI TRẢ LỜI
1. Biển hiệu của Công ty sẽ bao gồm những
nội dung gì?
2. Có yêu cầu nào về hình thức của Biển
hiệu không?
3. Nếu không có các nội dung bắt buộc ở
trên và/hoặc vi phạm hình thức thì có bị phạt không? Nếu có thì phạt như thế nào,
bao nhiêu tiền?
4. Luật nào qui định vấn đề này?
TÌM CÂU TRẢ LỜI
Đi trả lời cho các vấn đề pháp lý, bắt
buộc phải bắt đầu từ Luật áp dụng. Cho nên trong các câu hỏi được đề cập ở trên,
luật áp dụng là câu hỏi cuối, nhưng khi thực hiện nó phải là thứ đầu tiên. Vấn đề
rắc rối là làm thế nào để biết luật áp dụng cho một vấn đề hoặc một mối quan hệ
pháp lý nào đó? Trong khuôn khổ của bài này, nói ngắn gọn thế này:
Bước 1: Tìm kiếm trên google.
Tôi không phải là người cực đoan đến
mức không xài Google. Trong nhiều trường hợp Google giúp ta tiết kiệm thời gian
kha khá, đặc biệt là trong những vấn đề đơn giản như chủ đề mà bài này đang đề
cập.
Từ các kết quả search Google, ta sẽ có
các luật liên quan.
Kiểm tra lại các qui định này xem nó
có phải là các qui định mới nhất chưa.
Bước 2: Tìm qui định xử phạt vi phạm
về Biển hiệu
Đây là kỹ thuật sử dụng “quy trình ngược”
để trả lời cho câu hỏi: “Có những yêu cầu gì đối với Biển hiệu của Công ty”. Bởi
các qui định về xử phạt hành chính luôn gắn liền với các hành vi vi phạm. Ví dụ:
thiếu thông tin, đặt sai kích cỡ…
Khi bạn đã có các qui định phạt, vấn đề
còn lại là làm đúng, đừng để bị phạt là được.
Bước 3: Kiểm tra lần cuối
Tham khảo người quen. Có thể là người
quản lý ở các cơ quan nhà nước, đồng nghiệp làm trong lĩnh vực này…
Nhận xét
Đăng nhận xét