Đại
dịch xảy ra, khiến cho các hoạt động kinh tế xảy ra nhiều xáo trộn. Chưa bao giờ
khái niệm Bất khả kháng được viện dẫn, trao đổi nhiều như trong thời gian vừa rồi.
Trong đó, có những ý kiến về việc áp dụng Bất khả kháng (“BKK”) tôi cho là cần
phải được xem xét lại.
Các
câu hỏi được đặt ra trong bài viết này:
Sự
kiện bất khả kháng là gì
Sự
kiện bất khả kháng và sự kiện miễn trách nhiệm và vấn đề mở rộng sự kiện bất khả
kháng
Bất
khả kháng có làm chấm dứt nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ.
Sự
kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước
được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và
khả năng cho phép - Điều 156.1 BLDS 2015.
Theo
qui định này, một sự kiện được coi là BKK phải thoả mãn các tiêu chí sau:
1. Sự
kiện này xảy ra một cách khách quan
2. Sự
kiện không lường trước được
3. Sự
kiện xảy ra mà không thể khắc phục được dù bên có nghĩa vụ đã áp dụng mọi biện
pháp và khả năng cho phép.
Nhìn
vào các điều kiện này, ta thấy bên có nghĩa vụ hoàn toàn không có lỗi trong việc
không thực hiện nghĩa vụ. Chính vì lẽ đó, Bộ luật dân sự 2015 qui định “Trường
hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì
không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp
luật có quy định khác - Điều 351.2.”
HIỆN
TRẠNG CỦA HỢP ĐỒNG
Đặc
tính miễn trách này của BKK nó ảnh hưởng quá lớn đến việc phân bổ rủi ro, cho nên
rất dễ hiểu là các bên khi soạn hợp đồng luôn có một điều khoản gọi là bất khả
kháng. Đôi khi điều khoản này nó mang tính mặc định cần phải ghi vào hợp đồng,
bất kể người soạn có được đào tạo luật hay không.
Người
ta hay soạn thế này:
“Sự
kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước
được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và
khả năng cho phép. Sự kiện bất khả kháng bao gồm nhưng không giới hạn bởi các sự
kiện: chiến tranh, thiên tai, động đất, dịch bệnh…”
Gần
đây, một vài ý kiến cho rằng, các bên có thể thuận một sự kiện được coi là BKK.
Cơ sở của ý kiến này là quyền tự do thoả thuận của các bên. Tôi cho rằng ý kiến
này cần phải được xem xét lại dựa trên các điểm sau:
Điều
156.1 BLDS 2015 đã qui định các dấu hiệu của một sự kiện bất khả kháng. Nói như
thế để thấy rằng, bất cứ sự kiện nào, nếu đáp ứng các tiêu chí của Điều 156.1
BLDS 2015 thì nó ĐƯƠNG NHIÊN được coi là sự kiện BKK, bất kể có được các bên
qui định vào trong hợp đồng hay không.
Vấn
đề sẽ trở nên rắc rối hơn khi các bên diễn giải sự kiện bất khả kháng trong Hợp
đồng mà họ soạn. Ví dụ, hãy lấy đoạn ở trên, giả sử giữa tháng 9 này, các bên kí
kết hợp đồng và qui định về BKK như sau:
“Sự
kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước
được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và
khả năng cho phép. Sự kiện bất khả kháng bao gồm nhưng không giới hạn bởi các sự
kiện: chiến tranh, thiên tai, động đất, dịch bệnh…”.
Bạn
có dám tin rằng, sau tháng 10.2021 chúng ta sẽ chấm dứt đại dịch? Có thể có, cũng
có thể không. Không ái dám chắc về điều đó. Cho nên, trong hoàn cảnh này, vào
thời điểm này, các bên lấy lý do vì đã thoả thuận trong hợp đồng, nên nó là sự
kiện BKK, thì có lẽ là không ổn. Cần phải thấy, sự kiện bất khả kháng và sự kiện
miễn trách nhiệm là các khái niệm không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Sự kiện BKK
là một sự kiện miễn trách. Nhưng không dừng lại ở đó, dựa trên quyền tự do thoả
thuận, các bên có thể thoả thuận một sự kiện nào đó sẽ là sự kiện miễn trách. Nói
cách khác, sự kiện miễn trách có nội hàm rộng, nó bao gồm:
Sự
kiện BKK;
Các
sự kiện miễn trách do pháp luật qui định; và
Các
sự kiện miễn trách do các bên thoả thuận.
Bản
chất của Điều 156.1 BLDS 2015 nó là một quy phạm định nghĩa. Có nghĩa, nó chỉ đưa
ra các dấu hiệu để định danh một sự kiện có phải là bất khả kháng hay không. Với
qui phạm định nghĩa, ta sẽ không được mở rộng định nghĩa ấy. Hãy nhớ rằng, khái
niệm BKK này, nó ảnh hưởng đến hàng loạt các khía cạnh khác như thời hiệu khởi
kiện, miễn trách nhiệm của các bên…
Cho
nên, nếu có điều gì đáng nói ở đây chính là khi chúng ta dự trù những trường hợp
xảy ra rủi ro, chúng ta muốn loại bỏ rủi ro, luật hoàn toàn cho phép ta thoả
thuận một sự kiện miễn trách. Nhưng khi xác định nó là một sự kiện BKK, thì đó
là một sự nhầm lẫn đáng tiếc và nó sẽ khó mà áp dụng được khi không tuân thủ các
tiêu chí của Điều 156.1 BLDS 2015.
BẤT
KHẢ KHÁNG – RỒI SAO NỮA?
Khi
đối diện với một sự kiện BKK, có hai vấn đề cần bản:
Một
là: Bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì
không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp
luật có quy định khác (Điều 351.2). Nói cách khác, các bên hoàn toàn có quyền
thoả thuận ngược lại, ví dụ, nếu xảy ra sự kiện BKK, anh vẫn phải chịu trách
nhiệm.
Hai
là: Sự kiện BKK chấm dứt thì bên có nghĩa vụ có phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ
của mình hay không? Theo qui định tại Điều 372 BLDS 2015 thì sự kiện BKK không
phải là căn cứ chấm dứt nghĩa vụ. Nói cách khác, sự kiện BKK chỉ giúp cho bên có
nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, bị phạt vi phạm, chứ
nó không phải là căn cứ chấm dứt nghĩa vụ.
TÓM
LẠI
Nếu
bạn rất sành luật, thì hãy đụng đến điều khoản BKK. Nếu không thì thôi, vì ngay
cả khi các bạn không qui định BKK trong hợp đồng, nhưng nếu sự kiện đó đáp ứng
các tiêu chí của Điều 156.1 BLDS 2015 thì nó vẫn cứ là sự kiện BKK.
Các
bên có thể thoả thuận nhiều thứ liên quan đến sự kiện BKK như: vấn đề có miễn
trách nhiệm hay không, xử lý việc thực hiện nghĩa vụ như thế nào khi xảy ra
BKK.
Qui định về BKK là một qui phạm định nghĩa, nó không phải là loại qui phạm tuỳ nghi để các bên có thể mở rộng khái niệm BKK và gán cho bất kì sự kiện nào mà các bên hướng tới. Khi muốn phân bổ rủi ro, các bên có thề sử dụng khái niệm sự kiện miễn trách thì khi sự kiện xảy ra, vẫn bảo đảm yếu tố miễn trách nhưng mặt khác vẫn tuân thủ qui định của BLDS về bất khả kháng.
Nhận xét
Đăng nhận xét