Có lẽ, khi đọc đến đoạn này, bạn sẽ thấy
quen quen. Rất đơn giản là vì “tút” này đã từng là một fake news nổi tiếng
trong giai đoạn 2019. Nhiều bạn bè tôi đồng loạt đăng tút này trên trang cá nhân
của họ. Thật ra, tút này về bản chất là vô hại, vì đăng thì cũng không mất gì.
Tuy nhiên, nhân chuyện này, chúng ta bàn một chút về quyền riêng tư trong môi
trường số cho vui.
Khi chúng ta sử dụng các phần mềm và/hoặc mạng
xã hội nào đó (“Sản phẩm”), bằng những cách thức khác nhau, doanh nghiệp
cung cấp sản phẩm sẽ sở hữu các thông tin mà chúng ta cung cấp. Các doanh nghiệp
lớn như Google, Microsoft, Facebook… sẽ biết ta là ai, giới tính, trình độ học
vấn, độ tuổi, nơi sinh sống…Và một khi DN co dữ liệu của hàng triệu, trăm triệu
người dùng, kho dữ liệu này sẽ trở thành một TÀI SẢN quí giá. Vấn đề tiếp theo
là HỌ SẼ DÙNG KHO DỮ LIỆU NÀY như thế nào?
FACEBOOK
Hãy nhìn từ cách của facebook, bạn sẽ thấy
dữ liệu của mình được sử dụng thế nào nhé.
Còn nhớ đâu đó khoảng những năm 2012, facebook
đã có khoảng gần 1 tỷ người dùng, nhưng họ vẫn chưa có thu nhập gì. Có hai điều
cần bàn:
Một: Lúc này fb đã vào top những công ty có
giá trị tỷ đô;
Hai: Công ty này đang đốt tiền kinh khủng.
Câu hỏi là tại sao người ta lại bỏ tiền vào
một công ty không có lợi nhuận? Vì nhà đầu tư biết là fb đang có một gia tài
(kho dữ liệu của gần 1 tỷ người dùng), nhưng chưa biết xài như thế nào. Hãy hình
dung nếu fb có một món hàng, chỉ cần 1 dòng code, nó sẽ đến màn hình của 1 tỷ
con người trên toàn thế giới? Có đài truyền hình hoặc tờ báo nào làm được chuyện
này hay không? Giá trị của fb là ở chỗ đó.
Đâu đó khoảng 2015 – 2016, fb đã phát triển
được thuật toán quảng cáo siêu việt. Theo đó, họ làm hai việc sau đây:
Một: fb phân loại người dùng thành các nhóm
khác nhau. Ví dụ: nữ, sống ở TP.HCM, làm ở công ty đa quốc gia, độc thân, hay đi
mua sắm, du lịch và tận hưởng cuộc sống.
Hai: các công ty mỹ phẩm, F&B, thời
trang, du lịch….sẽ muốn có thông tin này. Vậy là chỉ cần các doanh nghiệp này
trả tiền, fb sẽ đẩy thông tin về sản phẩm, ví dụ 1 loại son môi nào đó, đến nhóm
khách mà fb cho là cần thiết.
Đấy, fb giàu có nhờ cách “bán” thông tin của
người dùng như vậy.
Bạn lo ngại ư? Muốn lừa fb bằng cách cung
cấp thông tin giả? Ví dụ, bạn là nữ 25 tuổi, nhưng bạn khai là 50, sống ở quê,
làm ruộng và ít học. Xin thưa, quên chuyện ấy đi. Vì timeline sẽ “tố giác” là bạn
cung cấp thông tin không đúng. Thế này nhé, một phụ nữ 50 tuổi ở quê, tại sao
hay đi uống Trà sữa ở quận 1, giao tiếp (chat bằng messenger, comment trên tút)
với những người ở khoảng tuổi 25…Công nghệ cho phép fb kiểm tra được các thông
tin. Trừ phi bạn không xài fb, không thì gần như vô phương mà giấu thông tin với
facebook.
CÁI CHẾT CỦA QUẢNG CÁO TRUYỀN THỐNG
Còn nhớ ngày xưa, Tuoitre báo giấy có mục
quảng cáo hoành tráng. Nhưng nếu không có thay đổi, Tuoitre nói riêng và quảng
cáo truyền hình sẽ ngày càng teo tóp. Lí do của việc này rất đơn giản thôi.
Một: thời buổi này, ai còn đọc báo giấy và
xem truyền hình.
Hai: khi một DN trả tiền cho Tuoitre hoặc
các nhà đài, có gì để ĐO LƯỜNG hiệu quả của chiến dịch quảng cáo?
Fb giải được bài toán này. Nó không đẩy thông
tin đi lung tung. Mà thông qua việc phân loại, fb đẩy thông tin quảng cáo đến ĐÚNG
ĐỐI TƯỢNG. Điều nay gia tăng khả năng bán được hàng. Fb sẽ đo lường hiệu quả bằng
cách báo cho DN biết có bao nhiêu người đã tiếp cận, bao nhiêu người đã click vào
quảng cáo. Bạn rao bán nhà trên các trang rao vặt, họ có báo là tin này bao nhiêu
người đọc không? So sánh như thế để thấy, các tờ báo, nhà đài chết…cũng không
oan, vì công nghệ quảng cáo thua fb quá xa.
“When an online service is free, you're not the customer. You're the product” – Tim Cook
(còn tiếp)
Nhận xét
Đăng nhận xét