Thứ nhất: Ngưỡng thông báo (hay nói cách khác là ngưỡng mà Luật Cạnh tranh sẽ kiểm
soát các giao dịch
M&A)
Theo
qui định tại Điều
13 của NĐ 35, chỉ cần
một bên của giao dịch có tổng tài sản, tổng doanh thu từ 3000 tỷ đồng
hoặc giá trị giáo dịch từ 1000 tỷ đồng
trở lên, đều thuộc diện phải
thông báo (lưu
ý là các con số
này không áp dụng
đối với Tổ chức
tín dụng, Doanh nghiệp bảo hiểm
và Công ty chứng
khoán). Luật
Cạnh tranh đặt ra ngưỡng QUÁ THẤP sẽ dẫn
đến hệ quả là chi phí giao dịch sẽ
rất cao. Chí phí giao dịch ở đây
được hiểu là bao gồm các chi phí có liên quan đến hoạt động báo cáo, mà trực tiếp
là chi phí luật
sư và thời gian hoàn tất giao dịch sẽ kéo dài.
Thứ hai: Các loại giao dịch sẽ chịu
sự kiểm soát của Luật
Cạnh tranh
Theo
qui định tại Điều
29 Luật Cạnh tranh thì có bốn [04] loại giao dịch sẽ
bị coi là tập trung kinh tế và CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC. Chỗ đau đầu
đó là thế nào là các trường hợp khác?
Ví
dụ: Các giao dịch M&A theo hình thức share swap (hoán đổi cổ phiếu) có bị coi là Tập trung kinh tế hay không? Nhìn từ góc độ qui định của
luật thành văn, tôi không cho là Luật Cạnh tranh diễn đạt
đủ rõ ràng để khẳng định một
cách thuyết
phục là CÓ hay KHÔNG. Cho nên, xét về mặt logic, với sự
cẩn trọng một
cách chính đáng,
lời khuyên của luật sư
sẽ là NÊN THÔNG BÁO giao dịch với Uỷ
ban cạnh tranh quốc gia.
Lại thêm một điểm
làm chi phí giao dịch
tăng thêm.
Thứ ba: Nếu giao dịch M&A xảy ra trong chuỗi sản xuất
(cho dễ hình dung các bên của giao dịch không phải là đối thủ
cạnh tranh của nhau), mà có một doanh nghiệp có thị phần [giả sử]
là 30% nhưng
tổng tài sản của doanh nghiệp này chưa đến
mức 3000 tỷ. Câu hỏi đặt ra là có phải thông báo tập trung kinh tế hay không?
Xét
theo qui định
tại Điều
13 thì nó không thuộc
trường hợp phải thông báo. Nhưng điều mỉa mai là theo qui định tại
điểm d khoản 2 Điều 14 NĐ35 nó có khả năng thuộc trường
hợp PHẢI THẨM
ĐỊNH CHÍNH THỨC.
Thứ tư: Nếu
một doanh nghiệp 3000 tỷ đi mua lại một
doanh nghiệp
rất bé trong ngành hoặc trong chuỗi sản xuất
(ví dụ khoảng vài chục tỷ),
theo qui định
của NĐ 35 vẫn phải
thông báo về
giao dịch cho Uỷ ban. Xét về mặt logic, những giao dịch kiểu này gần như
không có tác động
đáng kể đến
cạnh tranh, nhưng điều
đáng ngạc nhiên là tại sao Luật Cạnh tranh vẫn điều chỉnh? Mục đích
của việc điều chỉnh này là gì?
Nhân kì nghỉ dài ngày, tôi sẽ dành thời gian để phân tích chi tiết hơn về những điểm này vậy.
Nhận xét
Đăng nhận xét