Chuyển đến nội dung chính

Hiểu hệ số tập trung thị trường trong giao dịch M&A

Nghị định 35/2020/NĐ-CP ngày 24.03.2020 hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh [sau đây gọi tắt là NĐ35] đã có hướng dẫn quan trọng về kiểm soát tập trung kinh tế. Sắp tới, những qui định này sẽ tác động mạnh mẽ đến giới hành nghề Luật sư thương mại khi tư vấn về M&A. Có nhiều điều cần bàn về Nghị định này. Trong khuôn khổ bài viết nhỏ này, tôi chỉ tập trung giới thiệu về điểm c khoản 2 điều 14 của NĐ35.

Điều 14 – Thẩm định sơ bộ

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thông báo Tập trung kinh tế đầy đủ, hợp lệ, nếu tập trung kinh tế rơi vào trường hợp sau đây, thì được tiến hành:

Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế từ 20% trở lên trên thị trường liên quan, tổng bình phương mức thị phần của các doanh nghiệp sau tập trung kinh tế trên thị trường liên quan trên 1.800 và biên độ tăng tổng bình phương mức thị phần của các doanh nghiệp trên thị trường liên quan trước và sau tập trung kinh tế thấp hơn 100 (điểm c khoản 2 điều 14 của NĐ35).

Để áp dụng qui định này, có ba (03) điều kiện cần được đáp ứng:

Một là: Thị phần các doanh nghiệp tham gia giao dịch từ 20% trở lên trên thị trường liên quan;

Hai là: tổng bình phương mức thị phần của các doanh nghiệp sau tập trung kinh tế trên thị trường liên quan trên 1.800 (>1800). Con số 1800 này từ đâu mà ra?

Tổng bình phương mức thị phần của các doanh nghiệp đo lường SỰ TẬP TRUNG CỦA THỊ TRƯỜNG. Hiện nay có hai cách để xác định mức độ tập trung này là: HHI (viết tắt của Herfindahl-Hirschman Index)và CR (viết tắt của concentration ratio, thường sẽ đo lường 3 hoặc 5 doanh nghiệp, gọi là CR3 hoặc CR5). Việt Nam theo phong cách của Hoa Kỳ, chọn đo lường mức độ tập trung của thị trường bằng HHI.

Giờ đi trả lời câu hỏi: số 1800 ở đâu ra? Xin thưa chuỗi HHI dao động từ 0 đến 10.000

Nếu thị trường là CẠNH TRANH HOÀN HẢO, thị phần của các doanh nghiệp là không đáng kể. Ví dụ: 0,005%. Thì khi bình phương 0,005, con số gần như là 0.

Nếu thị trường là ĐỘC QUYỀN, có nghĩa chỉ có một doanh nghiệp duy nhất trên thị trường (thị phần là 100%). Thì bình phương của 100 là 10.000.

Vậy bạn đã biết 1800 mà điểm c khoản 2 điều 14 của NĐ35 đề cập là ở đâu ra rồi. Đây là một lựa chọn, khá dè dặt của Chính phủ. Bởi chọn 1800 trong khi tối đa của HHI tận 10.000 là khá thấp. Điểm này sẽ bình luận sau.

Ba là: Hệ số delta là nhỏ hơn 100 (<100). Cái này hiểu thế nào?

Tôi diễn đạt bằng công thứ để các bạn dễ hiểu. Giả sử hai doanh nghiệp tham gia là a và b. Cách tính sự thay đổi của hệ số HHI sẽ được biểu thị bằng công thức sau:

LƯU Ý: ba điểm a, b, c của khoản 2 điều 14 NĐ35 là áp dụng cho các giao dịch M&A giữa các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh của nhau.

NĐ35 hay dở còn tuỳ. Nhưng trước hết phải hiểu nó nói gì đã. Chúc bạn thú vị với Luật Cạnh tranh.

 


Nhận xét

  1. Cảm ơn thầy vì đã chia sẻ ạ.
    Em sẽ đọc thêm về tại sao có các phép tính này chờ thầy đăng bài phân tích!

    Trả lờiXóa
  2. Cảm ơn Thầy về bài viết ạ. Hy vọng trong tương lai thầy sẽ có nhiều bài viết hơn về giao dịch M&A ạ.

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vai trò của Quản trị trong vụ khủng hoảng tại Lộc Trời

  Chủ tịch Hội đồng quản trị của Lộc Trời trong cuộc phỏng vấn truyền thông gần đây đã bày tỏ rằng  Lộc Trời đã sai lầm trong việc chọn người dẫn dắt và điều hành. Công ty đã ở trong một trận đánh mà có nội gián vào sâu bên mình nhưng mình lại giao quyền điều hành cho người đó. Người đó có thể coi như đã dẫn công ty vào một cái bẫy và chúng ta bị địch phục kích ở đó. Kịch bản được đưa ra vô cùng tinh vi. [Nguồn: Nhipsongthitruong ngày 08/10/2024]

Bộ Nguyên tắc Hợp Đồng Thương mại Quốc tế

Principles Of international commercial contracts (PICC) của International Institute for the Unification of Private Law (UNIDROIT) xứng đáng là cuốn sách gối đầu giường, dù là người đã hành nghề nhiều năm trong lĩnh vực Hợp đồng hay đang bước đầu tìm hiểu lĩnh vực Pháp Luật Hợp Đồng thì cuốn này vẫn phù hợp với bạn.

Quyền Tổng Giám đốc: Anh là ai?

  Sáng nay đọc bài của Luật sư Trương Thanh Đức về việc một doanh nghiệp bổ nhiệm Quyền Tổng Giám đốc, trong bối cảnh Tổng Giám đốc của của doanh nghiệp này vẫn chưa từ nhiệm [hoặc có bất kì một cơ sở nào theo Luật Doanh nghiệp về việc tư cách Tổng Giám đốc đương nhiên bị chấm dứt]. Tôi tôn trọng quan điểm của Luật sư Trương Thanh Đức, nhưng cách tiếp cận của tôi khác anh .