Chuyển đến nội dung chính

Để trở thành Luật sư tư vấn quản trị

Corporate governance
Quản trị doanh nghiệp [Corporate Governance CG] luôn là một lĩnh vực khó. Hành nghề tư vấn [pháp lý] thì am hiểu về CG là một yêu cầu mang tính hiển nhiên. Cái khó của các bạn muốn trở thành luật sư tư vấn [Doanh nghiệp] đó là làm thế nào để am hiểu CG? Nếu bạn cho rằng chỉ cần đọc vài Điều lệ đuộc soạn bởi các lawfirm chuyên về tư vấn doanh nghiệp và/hoặc nắm kĩ luật doanh nghiệp thì sẽ rất vất vả để bạn có thể hành nghề tư vấn, đặc biệt là khi bạn muốn tư vấn cho các doanh nghiệp đã niêm yết, nơi mà xung đột lợi ích và phân hoá cổ đông rất cao.

Cùng với việc Việt Nam không cho các giảng viên Luật được lấy thẻ luật sư, nó đã tác động lớn đến cách mà các trường Luật đào tạo về Company Law. Theo đó, ở bậc đại học, đa phần người học chỉ được dạy cho cách “hiểu” các qui định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành. Sau này khi đi làm cho các lawfirm, may mà được làm việc chung với các luật sư lão luyện về CG, bạn sẽ được bổ khuyết. Nhưng nghiệt ngã là luật sư lão luyện về CG thì không nhiều, đời về cơ bản là buồn!

Học về Quản trị doanh nghiệp
Cách tiếp cận hay nhất để hoá giải tình trạng trên là bạn nên biết qua về quản trị doanh nghiệp. Tức là phải hiểu trong bộ máy ấy, tại sao Hội đồng quản trị lại giữ vai trò là Governance, trong khi đó Giám đốc lại giữ vai trò Management, tương quan giữa hai khối này như thế nào? Làm thế nào để Hội đồng quản trị biết chuyện gì đang xảy ra, nhưng lại không ngáng chân hoạt động của Giám đốc và các cơ quan giữ vai trò vận hành.

Sau khi đã nắm được nguyên lý vận hành, hãy bắt đầu bằng việc đối chiếu với qui định của Luật Doanh nghiệp. Và sau nữa là “soi” các điều lệ của các công ty [Những Điều lệ mà doanh nghiệp phải trả hàng ngàn Mỹ kim để được các lawfirm số 1 thị trường soạn] để hiểu cách mà các luật sư lão làng tuỳ biến khung quản trị cho phù hợp với các điều kiện cụ thể và mong muốn của khách hàng.

Sách nên đọc
Corporate GovernancePrinciples, Policies, and Practicescủa tác giả Bob Tricker là một trong những tác phẩm yêu thích của tôi và đồng thời là cuốn giáo trình được sử dụng gần như là bắt buộc trong các khoá học về Quản trị doanh nghiệp chuyên sâu ở Hoa Kỳ.
Như tên sách đã đề cập, sách sẽ trình bày ba vấn đề: Các nguyên tắc về Quản trị, Chính sách Quản trị và Những thông lệ về Quản trị [trên thế giới]. Cuốn này đã xử lý, theo tôi, là xuất sắc ba cột trụ nền tảng của Quản trị:
Một: phát hoạ mối tương quan và vai trò của Quản lý và Điều hành;
Hai: trình bày các mô hình quản trị và lý thuyết về Quản trị.
Ba: các thông lệ [tốt] về Quản trị để giúp bạn bổ túc những điều đã học được từ hai phần trên.

Đánh giá chung: đây là cuốn sách hoàn toàn xứng đáng để sở hữu, nếu bạn muốn bước chân theo nghề Luật sư tư vấn doanh nghiệp. Bạn lưu ý vài điểm sau:

  • Ấn bản mới nhất của cuốn này là ấn bản thứ tư. Năm 2012 PACE đã dịch ấn bản thứ nhất ra tiếng Việt với nhan đề là Kiểm soát quản trị (NXB Thời đại).
  • Cuốn này chỉ nên dành cho mục đích nghiên cứu chuyên sâu, không phù hợp đối với các bạn sinh viên hoặc những bạn chưa có kiến thứ nền về quản trị.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bộ Nguyên tắc Hợp Đồng Thương mại Quốc tế

Principles Of international commercial contracts (PICC) của International Institute for the Unification of Private Law (UNIDROIT) xứng đáng là cuốn sách gối đầu giường, dù là người đã hành nghề nhiều năm trong lĩnh vực Hợp đồng hay đang bước đầu tìm hiểu lĩnh vực Pháp Luật Hợp Đồng thì cuốn này vẫn phù hợp với bạn.

Hợp đồng M&A: Những thoả thuận tiêu chuẩn

  Giao dịch M&A thường được cấu trúc ở hai dạng là Mua Bán Cổ Phần hoặc Mua Bán Tài Sản. Có thể nói, Hợp đồng là linh hồn của một giao dịch. Phong cách của các hãng khác nhau cũng như kinh nghiệm của luật sư mà hợp đồng có thể khác nhau, nhưng thông lệ thị trường thì các hợp đồng [mua bán cổ phần] luôn có những thoả thuận, gọi nôm na là các “thoả thuận tiêu chuẩn”. Có nghĩa nó là những thoả thuận đóng vai trò không thể thiếu trong các deal M&A và gần như được mặc định mà Bắt-Buộc-Phải-Có trong Hợp đồng. Sau đây, xin lần lượt giới thiệu các điều khoản ấy .

Du học: Khoản đầu tư lời hay lỗ?

Bố mẹ chi gần 9 tỷ đồng du học, cô gái 30 tuổi nhẩm tính làm 19 năm mới đủ “hồi vốn”: Nhiều du học sinh “vỡ mộng” khi về nước vì "lỗ to" bất ngờ. Đây là tựa một bài báo mà tôi đọc được sáng nay. Chắc cũng có kha khá bạn du học tự túc sẽ có cảm nhận tương tự. Nhân một ngày nắng đẹp, tôi nói chuyện Lời Lỗ Khi Du Học cho bạn nghe nhen. Cái gì thú vị thì nghe, không đồng ý cũng không sao, miễn đừng quạu...