Chuyển đến nội dung chính

Tư duy toàn cầu


Hôm nay có thời gian bèn đọc Báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB) về việc làm Việt Nam. Theo đó Báo cáo đề xuất 3 nhóm chính sách:  
- hạ rào cản để doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước phát triển;
- khuyến khích doanh nghiệp dịch chuyển sang những công đoạn có hàm lượng tri thức cao của các chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu;
- tạo thuận lợi để hệ thống nông nghiệp-lương thực Việt Nam phát triển.


Điều làm tôi chú ý chính là keyword CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU. Nghe thì có vẻ to tát, nhưng nếu doanh nghiệp Việt Nam chú trọng khía cạnh này, thì việc “bơi” ra thế giới không phải là không có cơ sở.

Xin kể một câu chuyện nhỏ có liên quan. Bức hình tôi chụp trong bài viết là một con robot giao đồ ăn. Concept là: một ngày nào đó, bạn chỉ việc mở điện thoại ra, đặt đồ ăn. Sau đó, sẽ có robot giao đến nhà cho bạn. 


Qui trình: 1. Bạn đặt đồ ăn. 2. Hệ thống sẽ gửi cho bạn một password. 3. Robot giao đồ ăn đến nhà. 4. Bạn dùng password để mở khoá robot và lấy đồ ăn (tất nhiên là bị sẽ trừ tiền trong tài khoản mà bạn đã đăng kí đặt đồ ăn). Tất cả đều tự động. Toàn bộ hệ thống giao đồ ăn này được điều hành bởi 1 – 2 bạn quản trị viên ở Trung tâm điều hành.


Điều chú ý là hệ thống này được sáng lập bởi hai bạn là founders của trình chat nổi tiếng Skype. Hệ thống được thử nghiệm ở Tallinn, Paris và Milan. Ngay từ đầu, nó đã được định hình là một Công ty hoạt động trên toàn Châu Âu và mục tiêu là vươn ra thị trường thế giới.


Bạn sẽ phản biện: vì họ là Skype, họ có tiền và công nghệ. Điều ấy là đúng, nhưng chưa đủ. Dân số của Tallinn là 800 ngàn dân. Cộng cả ba nước vùng Baltic khoảng đâu đó chưa đến 5 triệu dân. Thị trường quốc nội là quá nhỏ. Nên các doanh nghiệp không có người để bán hàng hoá, dịch vụ (ngôn ngữ chuyên ngành gọi là market size quá bé). Cho nên, các doanh nghiệp vùng Baltic ngay từ đầu họ đã định vị họ phải là doanh nghiệp toàn cầu. 


Cần phải thấy xét về mặt tư tưởng, đối với các doanh nghiệp Baltic, việc mở rộng thị trường là chuyện mang tính đương nhiên. To nhỏ gì cũng thế cả. “Tư tưởng không thông thì xác bình đông cũng nặng”. Thiết nghĩ, tư duy là một trong những rào cản lớn nhất của các DN Việt Nam trên con đường bước ra thế giới. 


Những ngành dịch vụ, mà trước hết là dịch vụ về Công nghệ thông tin có lợi thế để bước ra thế giới. Có nhiều khi, người dân ở các nước, họ có nhu cầu về CNTT, nhưng những đại gia như Microsoft hoặc Google sẽ không làm, vì qui mô họ to quá. Nói cách khác, đại dương xanh rất nhiều cá. Vấn đề là bạn muốn câu cá to hay nhỏ để chuẩn bị dụng cụ thích hợp. Và quan trọng hơn là, bước ra khỏi rẻo đất hình chữ S, bạn có dám hay không?

[Tallinn mùa thu 2018]


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vai trò của Quản trị trong vụ khủng hoảng tại Lộc Trời

  Chủ tịch Hội đồng quản trị của Lộc Trời trong cuộc phỏng vấn truyền thông gần đây đã bày tỏ rằng  Lộc Trời đã sai lầm trong việc chọn người dẫn dắt và điều hành. Công ty đã ở trong một trận đánh mà có nội gián vào sâu bên mình nhưng mình lại giao quyền điều hành cho người đó. Người đó có thể coi như đã dẫn công ty vào một cái bẫy và chúng ta bị địch phục kích ở đó. Kịch bản được đưa ra vô cùng tinh vi. [Nguồn: Nhipsongthitruong ngày 08/10/2024]

Bộ Nguyên tắc Hợp Đồng Thương mại Quốc tế

Principles Of international commercial contracts (PICC) của International Institute for the Unification of Private Law (UNIDROIT) xứng đáng là cuốn sách gối đầu giường, dù là người đã hành nghề nhiều năm trong lĩnh vực Hợp đồng hay đang bước đầu tìm hiểu lĩnh vực Pháp Luật Hợp Đồng thì cuốn này vẫn phù hợp với bạn.

Du học: Khoản đầu tư lời hay lỗ?

Bố mẹ chi gần 9 tỷ đồng du học, cô gái 30 tuổi nhẩm tính làm 19 năm mới đủ “hồi vốn”: Nhiều du học sinh “vỡ mộng” khi về nước vì "lỗ to" bất ngờ. Đây là tựa một bài báo mà tôi đọc được sáng nay. Chắc cũng có kha khá bạn du học tự túc sẽ có cảm nhận tương tự. Nhân một ngày nắng đẹp, tôi nói chuyện Lời Lỗ Khi Du Học cho bạn nghe nhen. Cái gì thú vị thì nghe, không đồng ý cũng không sao, miễn đừng quạu...