Hôm
rồi, tôi đã có một buổi café thú vị. Chủ đề của cuộc chuyện trò cũng rất thú vị:
PHÁP LUẬT ĐÓNG VAI TRÒ NHƯ THẾ NÀO TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0.
Trước
khi đi vào sâu hơn, xin được minh định hai điều:
Thứ
nhất: chúng tôi không nhằm mục tiêu quảng bá và/hoặc đả kích các doanh nghiệp được
đề cập trong bài viết này theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp;
Thứ
hai: Grab nên được hiểu là cách gọi tắt của mô hình kinh tế chia sẻ ứng dụng vào
trong hoạt động vận chuyển hành khách cá nhân, giao nhận chứ không nhằm ám chỉ đến
công ty Grab đang hoạt động tại Việt Nam.
Tôi
tiếp nhận một ý kiến rất mới mẻ. Và nó hay quá nên tôi muốn chia sẻ cùng quí vị
và đồng thời, tôi cũng sẽ có tranh luận về ý kiến ấy. Để thuận tiện cho việc
theo dõi, tôi sẽ chia bài viết này thành hai kì. Sau đây là kì thứ nhất
Kỳ 1: Grab là một công
ty công nghệ….nửa vời!
Grab
là một công ty công nghệ…nửa vời. Bởi suy cho cùng hoạt động của Grab có phát
triển rực đến mức nào. Và bất kể doanh thu của nó tại Việt Nam có nhiều đến thế
nào thì trong hoạt động của hãng này luôn tồn tại một “tử huyệt”. Và tôi không
biết, lúc nào đó Grab sẽ chết (biết đâu).
Tử
huyệt ấy là gì?
Hoạt
động vận chuyển hành khách cá nhân và hoạt động giao hàng đang là hai hoạt động
tạo ra nguồn doanh thu chính cho Grab. Cả hai hoạt động này đều gắn liền với
con người. Hãy nhớ rằng, giai đoạn “educate” thị trường đã qua rồi [nói nôm na
là làm thị trường, tức là tập cho khách hàng quan với các dịch vụ của hãng]. Đã
đến lúc họ phải tìm lợi nhuận. Theo đó, các tài xế sẽ phải trả chiết khấu cao hơn
trên mức phí mà họ thu được từ khách đi xe và/hoặc giao hàng. Điều đó làm cho các
tài xế khó khăn, đặc biệt là các tài xế gia nhập thị trường chậm hơn, lỡ vay tiền
ngân hàng mua xe. Nó chính là nguồn cơn tạo ra các xung đột giữa tài xế và
Grab. Trên thực tế thì GO-VIET cũng đã từng đối diện với các cuộc đình công
trong thời gian vừa rồi.
Thế
nên, nếu họ [Grab] không hóa giải được điểm này, họ sẽ chết một cách đau đớn.
Nhưng theo tôi quan sát, thì họ khó mà hóa giải được tử huyệt này ít nhất là
trong ngắn hạn.
Với
việc mở rộng qui mô từ vận chuyển hành khách cá nhân sang vận chuyển hàng hóa và
fintech (GRABPAY BY MOCA), Grab đang gây chú ý cho các chính trị gia và chính
quyền hơn bao giờ hết. Hãy nhớ rằng xét về bản chất các bác tài chạy xe trên nền
tảng của Grab, trong một chừng mực nào đó cũng là người làm công. Tính tổng số
các bác tài của Grab, GO-VIET, Bee và các hãng khác, số lượng sẽ không hề nhỏ.
Nhưng chưa có bất kì tổ chức công đoàn và/hoặc nghiệp đoàn nào giành cho họ. Và
nếu Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, các Liên đoàn lao động tỉnh và/hoặc đơn vị
nào đó đứng ra liên hiệp các bác tài, bảo vệ quyền lợi của họ và đưa ra các yêu
sách, rõ ràng Grab sẽ rất vất vả. Cuộc chơi qui mô đã khiến Grab đốt cả tỷ Mỹ
kim chỉ riêng thị trường Việt Nam. Rõ ràng họ có nhiều thứ để mất. Trong khi đó,
các bác tài, xét đến tận cùng họ không có quá nhiều thứ để mất. Chạy cho Grab
hay không thì bác tài vẫn sở hữu xe. Nhưng nếu các bác tài đồng loạt tắt app,
thì Grab vận hành thế nào?
Bạn nghĩ thế nào về việc Uber đang đầu tư cho các xe tự lái? Hoặc như Amazon cũng đang phát triển phương thức giao nhận hàng hóa bằng drone không người lái?
Chỉ
khi Grab phát triển được xe tự lái, không phụ thuộc vào con người nữa, thì lúc đó
Grab mới là một công ty công nghệ hoàn toàn. Còn đến thời điểm này, con người vẫn
đóng vai trò trung tâm trong hoạt động. Thì tất cả công nghệ mà Grab ứng dụng vào
mô hình kinh doanh, họ cũng chỉ là công ty công nghệ…nửa vời.
Nhận xét
Đăng nhận xét