Hôm rồi, uống cafe
với một người bạn, mới chuyển sang phụ trách mảng pháp chế của Công ty. Bạn than
việc ngập đầu. Riêng cái việc review Hợp đồng đã ngốn của bạn rất nhiều thời gian.
Đội bán hàng sửa một kiểu, đối tác sửa một kiểu, các phòng ban khác sửa kiểu khác.
Là “người gác đền”, bạn phải xem cho bằng hết những sửa đổi từ đầu đến cuối. Ôi
còn gì là đời!
Nhân đó, xin chia
sẻ một chút trải nghiệm [hoặc gọi là kinh nghiệm cũng được] khi tôi còn làm Head
of Legal & Compliance của một FMCG.
Giải pháp cho vấn
đề này có hai giải pháp: Ngắn hạn và Dài hạn. Trong khuôn khổ bài này, xin bàn giải
pháp ngắn hạn [mang tính chữa cháy], còn giải pháp dài hạn xin khất trong dịp khác.
Theo đó, có hai vấn đề cần làm:
Một là: Phải
xây dựng các Hợp đồng mẫu.
Tùy theo ngân sách
và qui mô của Công ty mà tự mình xây dựng hoặc nhờ các Hãng Luật bên ngoài làm điều
này [Lưu ý thêm là không cứ lawfirm thuộc legal 500 là sẽ soạn Hợp đồng tốt. Bởi
trên thực tế, các hợp đồng trong các lĩnh vực chuyên biệt, ngoài kiến thức pháp
lý thì sự am hiểu về ngành là một trong những nhân tố quyết định chất lượng của
một cái Hợp đồng]. Tuy nhiên, lời khuyên là nên sử dụng tư vấn ngoài để đạt hiệu
quả cao nhất [Về kỹ thuật thỏa thuận & Phối hợp giữa Luật sư In-house và các
Lawfirm trong việc thực hiện các công việc trong doanh nghiệp, có thời gian sẽ bàn
kỹ hơn].
Hai là: nên tiến
hành việc huấn luyện nội bộ về cách sử dụng Hợp đồng mẫu.
Tôi cứ nhớ mãi lời
của ông sếp đã từng nói “Anh đang là một ngôi sao trong Công ty này. Và theo tôi,
đó là thành công về mặt chuyên môn nhưng đồng thời, nó cũng là sự thất bại lớn về
mặt quản lý. Bởi một ngôi sao chỉ tỏa sáng trên một bầu trời đêm. Nhưng nếu bầu
trời có hàng vạn ngôi sao, anh sẽ không thấy ngôi sao nào sáng nữa”.
Tác dụng của việc
huấn luyện và/hoặc tập huấn nội bộ đó là khi nhân viên “lên tay”, các Hợp đồng được
thỏa thuận sẽ tốt hơn. Cũng có nghĩa việc của bạn với tư cách là một in-house counsel
sẽ nhẹ nhàng.
Có hai nội dung mà
tôi muốn bạn nắm khi tiến hành tập huấn nội bộ:
-
Đối tượng được tập huấn không chỉ bao gồm
nhân viên của bộ phận Pháp chế mà phải mở rộng ra TOÀN BỘ những bộ phận nào sử dụng
Hợp đồng mẫu. Ví dụ: bộ phận bán hàng [sale], là đối tượng đi thương thảo, thì họ
phải được tập huấn để biết cách xài “đồ của nhà”.
-
Nội dung tập huấn: hãy nhớ rằng cho dù là
Hợp đồng nào, thì về đại thể sẽ chia thành hai nhóm: điều khoản pháp lý và điều
khoản thương mại. Ví dụ, những thứ làm cho Hợp đồng vô hiệu, các bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ...nên cân nhắc không cho sửa. Nhưng các điều khoản về thương mại, thì không
chỉ được sửa, mà một in-house counsel cao tay phải chỉ cho nhân viên sale biết QUÃNG
DAO ĐỘNG khi đàm phán. Ví dụ: quãng dao động về công nợ từ 30 -60 ngày. Vậy, nên
thỏa thuận thế nào....
Với những cách làm
này, tôi hi vọng bạn sẽ tìm thấy những điều hữu ích và không còn quay cuồng với
việc review các Hợp đồng nữa. Và nhớ một điều, nghề Pháp chế rất thú vị, chứ không
buồn chán nhưng đa phần vẫn nghĩ. Tôi cam đoan đấy.
Em cảm ơn những chia sẻ của thầy. Với kinh nghiệm đã từng làm in house và hiện nay đang làm việc tại law firm thì em thấy nghề pháp chế quả thật thú vị. Việc training cho các phòng ban nắm, hiểu và có thể thương thuyết (trong khả năng) với đối tác về các điều khoản thương mại của Hợp đồng sẽ giúp cho bộ phận pháp chế giảm tải những công việc phát sinh không cần thiết.
Trả lờiXóaEm cảm ơn những thông tin chia sẻ từ thầy. Thầy có thể chia sẻ thêm một chút về Quãng Dao Động đối với các điều khoản thương mại không ạ? Mong nhận được phản hồi từ thầy
Trả lờiXóaCái này tuỳ vào bản chất của hợp đồng và mong muốn của DN. Ví dụ: Điều khoản thanh toán, xác định công nợ là bao lâu. Em sẽ chấp nhận tối thiểu là 15 ngày, tối đa là 30 ngày...Ngoài ra, có thể cân nhắc đến các điều tương tự như mức phạt hợp đồng...
Xóa