Phạm
Hoài Huấn – ĐH Luật TP.HCM
Trần
Thanh Tùng – Phuoc&Partners
Tháng
3/2018, Uber đã chính thức rút lui khỏi thị trường Đông Nam Á bằng việc chuyển
giao toàn bộ mảng kinh doanh tại thị trường này cho Grab để đổi lấy 27% cổ phần
của Grab. Ngay sau khi vụ M&A này được công bố, cơ quan cạnh tranh các
nước khu vực Đông Nam Á đã vào cuộc
để xem xét ảnh hưởng vụ M&A đến thị trường vận tải của từng
nước. Singapore và Philippines đã tuyên bố vụ M&A ảnh hưởng tiêu cưc đến tính cạnh tranh
trên thị trường và đã ra các quyết định xử phạt. Trong bối cảnh đó, Cục quản
lý Cạnh tranh Việt Nam cũng đã khởi động quá trình điều tra đối với Grab
& Uber (gọi chung là Grab) theo Luật
cạnh tranh 2004.
Theo
truyền thông Việt Nam vừa đưa tin, Cục quản lý Cạnh tranh đã kết thúc quá trình
điều tra vụ việc này, theo đó, Cục quản lý Cạnh tranh Việt Nam xác định vụ việc
Grab mua lại Uber có dấu hiệu vi phạm Luật cạnh tranh, cụ thể là không thông
báo tập trung kinh tế quy định tại Điều 20 Luật Cạnh tranh; và tập trung kinh
tế bị cấm quy định tại Điều 18 Luật Cạnh tranh. Khả năng là Hội đồng Cạnh tranh
Việt Nam sẽ mở Phiên điều trần để xử lý các vi phạm nêu trên của Grab.
Đây
sẽ là một vu điều tra đáng quan tâm và ảnh hướng lớn đến thị trường
taxi nói chung của Việt Nam và bài viết này sẽ phân tích sâu các quy
định có liên quan của Luật Cạnh tranh nhằm rộng đường dư luận.
Luật
Cạnh tranh – Linh hồn của thị trường
Thị
trường đơn giải là …cái chợ. Nguyên tắc là nếu trong chợ có nhiều người bàn,
thì người mua có nhiều lựa chọn. Đương nhiên để có khách hàng, người bán phải
giảm giá, bán hàng phải chất lượng. Trong trường hợp, vì một lý do nào đó mà
chỉ có một người bán, thì những thứ thú vị ở trên sẽ chấm hết – chợ chiều.
Vai
trò của pháp luật cạnh tranh là phải bảo đảm cho chợ có nhiều người bán và
bảo vệ người mua. Một cách tự
nhiên, việc xuất hiện một người bán quá lớn (ví dụ thông qua việc
tâp trung kinh tế như M&A) trên thị trường sẽ làm giảm cạnh tranh và
gây thiệt hại cho cả người mua (người tiêu dùng) và người bán khác. Do
vậy, các giao dịch này sẽ bị cấm khi gây tổn hại đến cạnh tranh. Theo qui định
của Luật cạnh tranh 2004 (LCT) thì yếu tố tổn hại đến cạnh tranh được xác định
dựa trên MỘT TIÊU CHÍ duy nhất là thị phần. Theo đó:
- Nếu thị phần bé hơn 30% được tự do thực hiện
- Thị phần từ 30% - 50% phải thông báo trước khi tiến hành
- Thị phần trên 50% thì bị cấm.
[Ngoài
ra, còn có những ngoại lệ, nhưng để thuận tiện, chúng tôi chỉ trình bày những cột
mốc tiêu biểu].
Grab
mua Uber – Có phải là tập trung kinh tế?
Tuy
nhiên, để xác định hoạt động tập trung kinh tế được tự do, bị kiểm soát hay bị
cấm thì theo qui định của LCT 2004 thì giao dịch M&A đó phải được xác định
là tập trung kinh tế theo qui định tại Điều 16. Theo đó, có năm [05] hình thức
được coi là Tập trung kinh tế, bao gồm:
Sáp
nhập doanh nghiệp;
Hợp
nhất doanh nghiệp;
Mua
lại doanh nghiệp;
Liên
doanh giữa các doanh nghiệp;
Các
hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
Trong
bốn [4] hành vi đầu tiên, chỉ có hành vi mua lại doanh nghiệp là có vẻ có liên
quan đến vụ việc. Theo hướng dẫn của Điều 34 Nghị định 116/2005/NĐ-CP [NĐ 116]
thì mua lại doanh nghiệp được hiểu là một doanh nghiệp giành được quyền sở hữu
tài sản của doanh nghiệp khác đủ chiếm được trên 50% quyền bỏ phiếu tại Đại hội
đồng cổ đông, Hội đồng quản trị hoặc ở mức mà theo quy định của pháp luật hoặc
điều lệ của doanh nghiệp bị kiểm soát đủ để doanh nghiệp kiểm soát chi phối các
chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp bị kiểm soát nhằm thu được lợi
ích kinh tế từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị kiểm soát. Bản chất của
qui định này đó là mua cổ phần. Và việc mua cổ phần này đủ để bên mua có quyền
kiểm soát trong các cơ quan quản lý của bên bán [theo qui định của pháp luật
và/hoặc điều lệ].
Đối
chiếu với các thông tin mà truyền thông cung cấp, Uber đã đổi thị trường ĐNA để
lấy 26% cổ phần của Uber. Như vậyxét trong khuôn khổ rất giới hạn của Điều 16
LCT 2004 và hướng dẫn của Điều 34 NĐ 116, Uber không đủ để kiểm soát Grab.
Trong khi đó Grab lại không sở hữu cổ phần của Uber, nên họ không có quyền biểu
quyết trong các cơ quan quản lý của Uber (mặc dù thực tế thoả thuận M&A đã
chuyển toàn bộ hoạt động của Uber tại ĐNA cho Grab). Nhìn từ góc độ M&A,
đây là một cấu trúc phức tạp. Cấu trúc giao dịch không thuần là một giao dịch
hoán đổi cổ phiếu. Bởi hệ quả của giao dịch không mang lại quyền sở hữu cổ phiếu
cho Grab. Nếu xét từ bản chất, đây là một giao dịch mua tài sản, trong đó có
hai biến tấu quan trọng (và thú vị):
- Toàn bộ hoạt động của Uber tại ĐNA [Hoạt động] được hiểu là toàn bộ khách hàng [user], cơ sở dữ liệu người dùng, đội ngũ vận hành và các yếu tố bổ trợ khác, hình thành nên cái gọi là TÀI SẢN;
- Bên mua không thanh toán bằng tiền mà thanh toán bằng cổ phiếu của chính mình. Kết quả của giao dịch này, giúp cho Grab loại bỏ một đối thủ lớn, mở rộng thị trường, trong khi đó Uber thì được 26% cổ phần của Grab.
Như
những gì vừa phân tích, giao dịch Grab-Uber không thoả mãn yếu tố là một giao dịch
mua lại. Đối với Khoản 5 điều 16 LCT 2004, đây là một qui định mang tính dự
phòng. Theo đó, LCT 2004 mở ra khả năng cho phép các luật khác có những qui định
khá về tập trung kinh tế. Tuy vậy, đối chiếu vào ba [03] lĩnh vực có liên quan
là pháp luật doanh nghiệp, pháp luật về giao thông vận tải và pháp luật về công
nghẹ thông tin, tính đến thời điểm tiến hành giao dịch, không có bất kì định
nghĩa nào khác về tập trung kinh tế.
Như
vậy, giao dịch Grab-Uber không phải là hoạt động tập trung kinh tế theo LCT
2004. Thực tế là giao dịch này ảnh hưởng rất lớn đến thị trường vận tải tại Việt
Nam. Bởi sau khi Uber rời khỏi Việt Nam, mặc dù thị trường xuất hiện thêm một
vài doanh nghiệp khác nhưng về cơ bản, qui mô và lợi thế cạnh tranh đều không
thể so sánh được với Grab. Cái thiếu sót của LCT 2004 thể hiện ở chỗ nhà làm luật
lấy thị phần làm căn cứ duy nhất và liệt kê các hành vi được coi là tập trung
kinh tế tại Điều 16. Nói cách khác, với cách tiếp cận này LCT 2004 đã không đủ
khái quát tất cả các trường hợp tác động xấu đến cạnh tranh mà vụ Grab đang đề
cập ở đây là một ví dụ. Tính đến thời điểm xảy ra giao dịch của Garb và Uber,
LCT 2004 vẫn đang có giá trị pháp lý. Chính vì thế, mặc dù giao dịch này gây ra
những tổn hại cho thị trường nhưng nhìn từ góc độ pháp luật thực định hầu như
không đủ cơ sở để khẳng định Grab vi phạm kiểm soát tập trung kinh tế.
Thầy ơi cho em hỏi.
Trả lờiXóaTrường hợp này nếu lúc diễn ra thương vụ Uber - Grab ở trên mà LCT 2018 có hiệu lực thì có thể dựa vào khoản 4, điều 29, và điều 30 LCT 2018 để nhận định thuơng vụ này vi phạm pháp luật cạnh tranh không ạ?