“Trăm năm kiều
vẫn là kiều, sinh viên thi lại là điều…”
Đời sinh viên về cơ bản
là vui, trừ
những ngày thi. Tuy nhiên, ít sinh viên
hiểu được ý nghĩa thật
sự của các dạng câu hỏi mà mình phải đối
mặt. Các trường luật dường như cũng
không dạy cho sinh viên hình cách làm bài
thi như thế nào. Cho nên kĩ năng
làm bài của
sinh viên, vì thế
cũng chỉ mang tính tự phát và “học nghề” từ
các bạn khoá trên.
Sách
vở về Luật
thì nhiều vô kể. Nhưng số
lượng sách kĩ năng trong nghề Luật
lại khá khiêm tốn, mà sách hướng dẫn kĩ năng
làm bài, nghiên cứu…cho
sinh viên Luật
thì hầu như là không có [Nhận định
này mang tính cá nhân, giới
hạn trong khả năng tìm tòi có hạn của
tôi]. Trong khi đó
ở các nước theo truyền thống common law thì sách loại này nhiều lắm. Nhưng ác nỗi, cách học Luật
của họ cũng
hơi khác mình, nên áp dụng vào Việt Nam thì cũng lệch pha.
Bài
này viết nhằm cung cấp vài gợi ý cho các bạn sinh viên Luật, đặc
biệt là những sinh viên năm thứ nhất,
trong việc làm bi thi để có những kết quả
thật ấn tượng.
Dạng thứ nhất:
bài tập tình huống
Đây là dạng câu hỏi mà hầu như sinh viên Luật nào cũng phải đối
mặt trong bài thi hết môn. Theo đó, tuỳ vào phong cách của các Khoa, Tổ bộ
môn hoặc Giảng viên, mà tình huống dài hay ngắn, các tình tiết nhiều hay ít. Tuy nhiên, cần phải thấy yêu cầu của dạng câu hỏi này là: KIỂM
TRA BA KĨ NĂNG SAU ĐÂY CỦA SINH VIÊN: (i) Kĩ năng tóm tắt, (ii) Kĩ năng xác định vấn đề pháp lý, (iii) Kĩ năng xử lý vụ việc
Ví dụ: Ngày 12 tháng 8 năm [●],
Nguyễn Văn A cùng với hai người
khác thành lập công ty TNHH
X. Theo cam kết góp vốn giữa các bên, A cam kết góp 200.000.000 đồng (hai trăm
triệu đồng) trong thời
hạn 90 ngày sau khi Công ty được thành lập. Tuy nhiên, sau đó trong gia đình
A phát sinh vài khoản
chi tiêu ngoài ý muốn
nên A phải sử dụng nên đã không góp vốn theo cam kết.
Câu hỏi: Theo anh, chị các thành viên của Công ty TNHH X có thể làm gì để
bảo vệ quyền lợi của mình khi Nguyễn Văn A không góp vốn đúng theo cam kết.
Đối với dạng câu hỏi này, sinh viên cần phải thực hiện ba bước sau:
Một là: Xác định
các tình tiết cần thiết. QUAN TRỌNG
nhất là phải loại bỏ những tình tiết
“gây nhiễu” trong đề thi. Đây cũng chính là các “bẫy rập” mà nếu các bạn sa vào, khả năng lớn là LẠC ĐỀ.
Hai là: Xác định các vấn
đề pháp lý. Đây là một kĩ năng quan trọng
trong quá trình hành nghề Luật sư sau này. Thông tin vui là các vấn đề pháp lý cần
bạn xử lý cũng chính là các
câu hỏi. Kĩ thuật để lấy điểm cao là HỎI gì TRẢ LỜI nấy. Đừng “hoa lá hẹ”
mà không đi vào trọng tâm.
Ba là: Xác định các qui định
pháp luật có liên quan. Đây là bước quan trọng
nhất. Xác định đúng qui định pháp luật có liên quan, bạn đã thành công được 60%. Khi đã xác định được cơ sở pháp lý, bạn dùng qui định này để đối chiếu với các tình tiết đã xác định trong bước 1, sau đó rút ra kết
luận cho các vấn đề pháp lý/câu hỏi trong bước 2.
Ví dụ: Theo qui định tại Điều 48 Luật Doanh nghiệp 2014 [LDN], thành viên công ty TNHH có nghĩa vụ phải hoàn thành nghĩa vụ góp vốn trong thời hạn tối đa 90 ngày. Trong trường hợp của Nguyễn Văn A, ông này chỉ góp được 50.000.000
trong tổng số 200.000.000 đồng mà ông cam kết. Theo qui định
tại Khoản 4 Điều 48 LDN thì “Các thành viên chưa góp
vốn hoặc chưa
góp đủ
số vốn đã
cam kết phải chịu
trách nhiệm tương
ứng với phần
vốn góp đã
cam kết đối với
các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời
gian trước ngày công ty đăng
ký thay đổi
vốn điều
lệ và phần
vốn góp của
thành viên”.
Do đó, nếu Công ty bị thiệt hại, các thành viên
còn lại có thể, thông qua cơ quan đại diện của Công ty yêu cầu A bồi thường các khoản thiệt hại này.
[Còn tiếp]
em chào thầy ạ, bài viết rất hay, mong thầy sớm viết tiếp phần sau.
Trả lờiXóaem có một vấn đề mong được thầy tư vấn ạ:
ở trường luật học rất nhiều môn luật khác nhau, học kì này sang học kì khác nên khi học tới năm thứ ba thì em không nhớ được các môn luật học năm thứ nhất. vậy em muốn hỏi có cách nào để mình nhớ được các nội dung cơ bản và quan trọng của từng môn luật không ạ?
em trân thành cảm ơn thầy.
Đó không chỉ là vấn đề của SV mà nó là vấn đề của những người hành nghề Luật nói chung. Nói như thế không có nghĩa là không có giải pháp. Nhìn từ trải nghiệm nghề nghiệp của thầy, em có thể cân nhắc:
XóaMột: Hãy xác định là em muốn làm gì. Ví dụ: em muốn trở thành Luật sư tư vấn trong mảng doanh nghiệp. Vậy thì hãy lấy LDN làm hạt nhân. Sau khi nắm chắc kiến thức, hãy mở rộng ra những lĩnh vực kế cận: pháp luật dân sự, mà quan trọng là Hợp đồng, Nghĩa vụ và Tài sản, Luật đầu tư, Luật chứng khoán.
Hai là: Những lĩnh vực pháp luật khác, hãy nhớ NGUYÊN TẮC CHUNG. Từ đó có thể tra cứu khi cần.
Ba là: Mặc dù có rất nhiều Luật, nhưng về cơ bản, nó cũng chỉ chia thành vài nhóm (trong mỗi nhóm, đều có 1 vài luật là hạt nhân).
Đây là những kinh nghiệm của thầy. Hi vọng sẽ có ích cho em. Quan trọng là hãy ĐỌC thật nhiều tài liệu tham khảo.