Chuyển đến nội dung chính

Sức ép từ vụ kiện Grab và Vinasun


Trong những ngày qua, vụ kiện giữa Vinasun và Grab đã thu hút sự chú ý rộng rãi dư luận. Bởi ngoài việc đây là hai hãng lớn trên thị trường, vụ kiện còn mang tính biểu tượng của việc cạnh tranh những doanh nghiệp kinh doanh truyền thống và doanh nghiệp hình thành từ sự phát triển của công nghệ. Rõ ràng những tranh chấp như thế này, là những phép thử cần thiết để hình thành nên một nhà nước kiến tạo nhằm bắt kịp đà trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0.


Mặc dù mang tính biểu tượng là thế, nhưng nếu nhìn từ góc độ của Toà án, vụ kiện Vinasun (VNS) và Grab chỉ đơn thuần là một vụ kiện đòi bồi thường giống như bất kì vụ kiện đòi bồi thường khác. Bởi khi một doanh nghiệp nhận thấy quyền lợi của họ bị xâm phạm bởi hành vi trái pháp luật của doanh nghiệp khác, họ có quyền khởi kiện ra toà án để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Tuy vậy không phải lúc nào các doanh nghiệp khi khởi kiện doanh nghiệp khác để đòi bồi thường thiệt hại thì các yêu cầu của họ cũng được chấp thuận.  Cho nên trong vụ việc này VNS cần chứng minh ba [03] yếu tố:

  1. Grab có hành vi trái pháp luật,
  2. VNS bị thiệt hại, và
  3. Hành vi của Grab trực tiếp gây ra thiệt hại cho VNS.

Nếu nhìn từ góc độ đó, có mấy điểm VNS có thể khai thác:

  • Thứ nhất: Hàng loạt các chương trình khuyến mại mà Grab thực hiện trong thời gian qua (giảm giá cho khách hàng, những chuyến đi miễn phí, giảm phí đối với tài xế…) có phù hợp với pháp luật về khuyến mại cũng như họ có đăng kí với cơ quan quản lý nhà nước hay chưa? 
  • Thứ hai: Chưa cần bàn đến các yếu tố kỹ thuật, với sự xuất hiện của Grab, Uber [trước đây], rõ ràng VNS đã bị sụt giảm lợi nhuận và doanh thu một cách rõ rệt. Nhưng bao nhiêu phần trăm trong đó là bị sụt giảm bởi các hành vi trái pháp luật của Grab [nếu có]? Đây cũng là điểm mấu chốt của phiên toà.

Vụ kiện này là là một vụ kiện phức tạp. Trong đó điểm mấu chốt nhất là xác định thiệt hại mà VNS phải gánh chịu như thế nào. Nhìn từ góc độ chuyên môn, chúng tôi nhận định phương thức giám định thiệt hại mà Cửu Long đưa ra là cần phải coi lại. Chúng tôi không nghĩ Cửu Long họ cố tình làm méo mó kết quả giám định, nhưng như trên đã đề cập đây là 1 vụ phức tạp, chưa từng có tiền lệ, việc một Công Ty chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ nhưng phải đưa ra các kết luận về mức độ thiệt hại trong một vụ việc liên quan đến cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ, việc lúng túng [thậm chí là SAI LẦM] là chuyện, về mặt logic có thể hiểu được.


Khi xác định thiệt hại cần phải lưu ý rằng, trong việc giảm doanh số VNS không phải là không có lỗi lầm gì. Mô hình kinh doanh của họ quá cồng kềnh. Cuộc chiến tranh giành quyền đậu ở những điểm đón khách (trước các khu mua sắm thương mại, các siêu thị…), chuyện tài xế chạy lòng vòng kiếm khách, bộ máy quản lý cồng kềnh và dịch vụ còn nhiều điểm chưa hợp lý…Tất cả những yếu tố này làm cho VNS mất khách, thì không thể đổ lỗi cho Grab khi họ làm tốt hơn đối thủ.


Cho nên, Toà án khi nhận định vụ việc, họ phải bóc tách được hai yếu tố này thì mới có một bản án công bằng. Chính vì lẽ đó, việc Toà hoãn tuyên án của Toà chúng tôi đánh giá là một hành động thể hiện sự cẩn trọng cần thiết rất đáng hoan nghênh.

Nếu Grab có phải bồi thường cho VNS, theo tôi thì cũng là chuyện BÌNH THƯỜNG nếu: TOÀ ÁN XÁC ĐỊNH mức bồi thường hợp lý. Tuy nhiên, trong trường hợp Toà án có cách tiếp cận đối với vụ việc giống như cách đại diện VKS thì theo quan điểm cá nhân, tôi nghĩ việc này khá tệ. 


Trong thời gian qua, chúng ta đã ban hành Luật về an ninh mạng, trong đó tinh thần chung là kiểm soát không gian mạng một cách mạnh mẽ. Việc một doanh nghiệp nước ngoài, cung cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin phải đối diện với một bản án bất công, sẽ ít nhiều tác động xấu đến dòng đầu tư quốc tế vào VN trong thời gian tới. Hình ảnh của VN, với tư cách là một điểm đến đầu tư quốc tế sẽ bị nhìn nhận là không thân thiện, đặc biệt là với lĩnh vực liên quan đến các thành tựu đột phát về công nghệ. 


Toà án trong vụ này họ đang đứng trước hai kháng lực lớn: Về mặt lý thuyết, họ xét xử độc lập. Có nghĩa, họ chỉ tuân thủ pháp luật. Nhưng rõ ràng, họ đang chịu sức ép lớn từ truyền thông trong suốt thời gian qua. Đồng thời, như trên đã nói, quyết định của Toà có thể ảnh hưởng đến dòng đầu tư nước ngoài vào VN, nên khối hành pháp sẽ có quan điểm nhất định. Đồng thời, những ngày này Quốc Hội đang họp. Cho nên, nhìn từ góc độ chiến lược, chúng tôi không nghĩ là có sự trùng hợp ngẫu nhiên khi VNS đưa vụ này lên một cách mạnh mẽ như vậy

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vai trò của Quản trị trong vụ khủng hoảng tại Lộc Trời

  Chủ tịch Hội đồng quản trị của Lộc Trời trong cuộc phỏng vấn truyền thông gần đây đã bày tỏ rằng  Lộc Trời đã sai lầm trong việc chọn người dẫn dắt và điều hành. Công ty đã ở trong một trận đánh mà có nội gián vào sâu bên mình nhưng mình lại giao quyền điều hành cho người đó. Người đó có thể coi như đã dẫn công ty vào một cái bẫy và chúng ta bị địch phục kích ở đó. Kịch bản được đưa ra vô cùng tinh vi. [Nguồn: Nhipsongthitruong ngày 08/10/2024]

Bộ Nguyên tắc Hợp Đồng Thương mại Quốc tế

Principles Of international commercial contracts (PICC) của International Institute for the Unification of Private Law (UNIDROIT) xứng đáng là cuốn sách gối đầu giường, dù là người đã hành nghề nhiều năm trong lĩnh vực Hợp đồng hay đang bước đầu tìm hiểu lĩnh vực Pháp Luật Hợp Đồng thì cuốn này vẫn phù hợp với bạn.

Du học: Khoản đầu tư lời hay lỗ?

Bố mẹ chi gần 9 tỷ đồng du học, cô gái 30 tuổi nhẩm tính làm 19 năm mới đủ “hồi vốn”: Nhiều du học sinh “vỡ mộng” khi về nước vì "lỗ to" bất ngờ. Đây là tựa một bài báo mà tôi đọc được sáng nay. Chắc cũng có kha khá bạn du học tự túc sẽ có cảm nhận tương tự. Nhân một ngày nắng đẹp, tôi nói chuyện Lời Lỗ Khi Du Học cho bạn nghe nhen. Cái gì thú vị thì nghe, không đồng ý cũng không sao, miễn đừng quạu...