Có
thể nói Phán quyết số 75/17 HCM ngày 19 tháng 2 năm 2018 của VIAC [Phán Quyết]
là một phán quyết rất thú vị. Bởi, đây cũng là một phán quyết hiếm hoi phân xử
một tranh chấp về Cam kết bảo mật và chống cạnh tranh [NDA] tại Việt Nam. Quan
trọng hơn, Phán Quyết được sự đồng tình bởi Quyết định công nhận số
755/2018/QĐ-PQTT của Toà án nhân dân TP.HCM.
1. Phán Quyết đã bàn đến một vấn đề mang tính phổ biến trong thực tiễn hành nghề Luật tại
Việt Nam trong những năm gần đây: Giới hạn của thoả thuận. Theo đó, bối cảnh của
NDA là người lao động cam kết sẽ không làm việc cho đối thủ sau khi chấm dứt Hợp
đồng lao động. Nếu vi phạm cam kết này, sẽ phải bồi thường thiệt hại là ba [03]
lương.
Mở
rộng vấn đề, xét về bản chất, ta sẽ thấy “bóng dáng” của thoả thuận giới hạn
quyền lao động này trong các Thoả Thuận Cổ Đông hoặc các thoả thuận chống cạnh
tranh.
Ví
dụ
- Cổ đông cam kết trong vòng [x] năm sẽ không chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần cổ phần mà cổ đông sử hữu tại Công Ty.
- Bên Bán cam kết rằng, sau [x] năm kể từ ngày giao dịch hoàn tất, Bên Bán sẽ không kinh doanh, tham gia góp vốn, điều hành, hỗ trợ bên thứ ba tiến hành các hoạt động cạnh tranh mang tính trực tiếp và/hoặc gián tiếp với hoạt động kinh doanh của Công Ty.
3. Đây
là các thoả thuận rất phổ biến trên thị trường hiện nay. Trong quá trình thực
hiện việc rà soát pháp lý (legal due diligence) trong các thương vụ M&A,
các luật sư luôn phải soạn thảo hoặc được yêu cầu soạn thảo các thoả thuận kiểu
này.
Nhìn
nhận từ góc độ kinh doanh (business), rõ ràng đây là các nhu cầu chính đáng. Việc
một hoặc vài nhà đầu tư chấp nhận bỏ tiền đầu tư vào các dự án triển vọng, họ sẽ
phải cần sự đồng hành của các Thành viên sáng lập. Sự khác biệt của một nhà đầu
tư và một người làm chuyên môn chính là ở chỗ này. Họ nhìn thấy ở các dự án triển
vọng sinh lợi trong tương lai. Ngược lại, các Thành viên sáng lập cần tiền của
các nhà đầu tư để có thể trang trải cho các chi phí của doanh nghiệp. Việc các
Thành viên sáng lập sẽ rời bỏ Công ty hoặc thậm chí là mang toàn bộ bí quyết,
công nghệ của Công ty để mở một doanh nghiệp mới là một hành vi trục lợi bất
chính và là một rủi ro cho các nhà đầu tư.
Chính
vì lẽ đó, nhu cầu xác lập các thoả thuận này là một nhu cầu chính đáng nhìn từ
khía cạnh kinh tế.
4. Dẫu
vậy, Luật doanh nghiệp qui định, ngoại trừ các trường hợp bị hạn chế [cổ phần
ưu đãi biểu quyết, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập trong 3 năm đầu khi
công ty mới được thành lập], cổ đông được tự do chuyển nhượng.
Như
vậy, Luật sư đứng trước mâu thuẫn giữa việc phải đáp ứng các yêu cầu và thực hiện
trách nhiệm của mình là bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng với các giới hạn
mà pháp luật cho phép để các bên có thể tiến hành các thoả thuận.
5. Trong
nhiều năm, các luật sư vẫn cứ khuyến nghị và soạn các thoả thuận như vậy, nhưng
trên thực tế không có hãng luật nào dám cam đoan hoặc trả lời một cách minh thị
với khách hàng về giá trị pháp lý của các thoả thuận.
Trong
cái mù mờ của các qui định pháp luật, thực tiễn xét xử của toà án chưa có, mà
các học thuyết pháp lý (doctrine) thì hầu như vắng bóng hoặc chưa được các nhà
nghiên cứu chú trọng, việc soạn các thoả thuận mang tính “thà có còn hơn
không”.
6. Tuy
vậy, lập luận của Phán Quyết cũng như quyết định của Toà án nhân TP.HCM chưa
đáp ứng được cái kì vọng ấy. Sau cái hồ hởi lúc đầu của giới luật sư, cần thiết
phải xác định lại mấy điểm:
- Đâu là giới hạn cho các thoả thuận liên quan đến quyền tự do lao động, quyền tự do chuyển nhượng cổ phần hoặc quyền tự do kinh doanh và/hoặc cạnh tranh?
- Liệu rằng, một người có đủ năng lực hành vi dân sự, trong tình trạng minh mẫn và tự nguyễn, họ có thể giới hạn các quyền lợi mà pháp luật dành cho họ để đổi lấy các lợi ích thương mại hay không?
- Trái pháp luật là gì? Nó có đồng nhất và/hoặc duy nhất với việc thực hiện các hành vi mà pháp luật nghiêm cấm?
7. Một
vấn đề pháp lý khác phát sinh từ tranh chấp này chính là vấn đề thoả thuận
và/hoặc ấn định mức bồi thường thiệt hại.
Rõ
ràng, Luật sư hành nghề chuyên nghiệp thuộc nằm lòng hai khái niệm Bồi Thường
Thiệt Hại và Phạt Vi Phạm.
- Thoả thuận Phạt Vi Phạm luôn phải đặt trong hạn mức mà pháp luật qui định [thường là 8% giá trị nghĩa vụ bị vi phạm]. Trong khi đó Bồi Thường Thiệt Hại dựa trên thực tế của thiệt hại mà xác định.
- Thực tiễn kinh doanh không phải lúc nào cũng xác định được thiệt hại.Ví dụ: Người lao động vi phạm nghĩa vụ chống cạnh tranh, vẫn làm việc cho các công ty đối thủ, Việc gièm pha, đưa các tin đồng thất thiệt về doanh nghiệp....
Chính
vì lẽ đó, các Công Ty Luật có khuynh hướng xử lý các dạng hành vi mà khó hoặc
không thể chứng minh được thiệt hại [mặc dù thực tế có thể có thiệt hại xảy ra]
bằng việc ấn định một mức bồi thường cụ thể, mà thoả thuận NDA được xử lý bởi
Phán Quyết là một ví dụ. Vấn đề càng trở nên gây tranh cãi khi Bộ Luật dân Sự
2015 đưa ra một qui định về việc thoả thuận mức bồi thường theo một ngôn ngữ
không thể hàm hồ hơn.
8. Nhưng
Hội Đồng Trọng Tài đã gây ra một thất vọng cho người đọc khi không hề đề cập đến
khía cạnh này khi Phán Quyết chỉ đưa ra nhận định “việc các bên thoả thuận giá
trị thiệt hại gây ra bởi hành vi vi phạm qui định của Thoả Thuận là hoàn toàn tự
nguyện và không trái pháp luật nên được Hội đồng trọng tài công nhận”.
Hội
đồng trọng tài [Hội Đồng] đã khá non tay khi đưa ra nhận định này. Bởi:
- Hội Đồng đã không xét đến bản chất sự khác biệt giữa Bồi Thường Thiệt Hại và Phạt vi phạm.
- Không trái pháp luật là pháp luật nào?
Đành rằng, Trọng tài là phương thức giải quyết
tranh chấp do các bên lựa chọn, nhưng không có nghĩa các phán quyết đưa ra là
mang tính tuỳ hứng.
9. [Còn
tiếp]
Nhận xét
Đăng nhận xét